Tên vị thuốc: Xích thược
Tên khoa học: Radix Paeoniae
Tên gọi khác: Thược dược, Thảo thược dược, Xuyên xích thược
Họ: Hoàng Liên (Paeoniaceae).
Bộ phận dùng: Rễ
Dạng bào chế: Chích rượu
Mô tả cảm quan: Các phiến dày hình gần tròn hoặc gần chữ nhật, bên ngoài và mép phiến màu nâu, bề mặt màu vàng xám hoặc nâu xám, vỏ mỏng, gỗ xếp thành tia xuyên tâm, đôi khi có khe nứt. Mùi thơm đặc trưng của Xích thược và rượu.
Tính vị quy kinh: Toan, khổ, vi hàn. Vào kinh can, tỳ.
Công năng, chủ trị: Lương huyết, tán ứ, giảm đau. Chủ trị: Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau.
Cách dùng – Liều dùng: Ngày dùng từ 6g đến 12g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ – Thận trọng: Không dùng phối hợp với Lê lô.
Bài thuốc thường dùng:
- 1. Chữa chảy máu cam Xích thược tán nhỏ. Mỗi lần uống 6-8g.
- 2.Chữa băng huyết bạch đới Xích thược, hương phụ hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 6- 8g. Ngày uống 2 lần. Uống trong 4-5 ngày.
Tài liệu tham khảo:
1. Dược điển Việt Nam V;
2. Cây thuốc và vị thuốc dùng làm thuốc – Đỗ Tất Lợi;
3. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi;
4. Mô tả cảm quan: Tiêu chuẩn cơ sở vị thuốc tại BV Y học cổ truyền.
Add a review