Tên vị thuốc: Lá dâu (Tang diệp)
Tên khoa học: Folium Mori albae
Tên gọi khác: Tang diệp
Họ: Dâu tằm (Moraceae).
Bộ phận dùng: Lá
Dạng bào chế: Sấy khô
Mô tả cảm quan: Lá nhăn nheo, dễ gãy vụn. Lá nguyên hình trứng, hình trứng rộng, dài 8 cm đến 15 cm, rộng 7 cm đến 13 cm, có cuống; đầu lá nhọn, gốc lá cụt, tròn hay hình tim, mép có răng cưa, đôi khi chia thùy không đều. Mặt trên lá có màu lục vàng hoặc nâu vàng nhạt, đôi khi có nốt nhỏ nhô lên. Mặt dưới lá có màu nhạt, nổi rõ các gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân nhỏ hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá.
Tính vị quy kinh: Cam, khô, hàn. Vào các kinh phế, can.
Công năng, chủ trị: Sơ tán phong nhiệt, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.
Cách dùng – Liều dùng: Ngày dùng từ 5 g đến 12 g. Dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ – Thận trọng: Bệnh hư hàn thì không nên dùng.
Bài thuốc thường dùng:
- 1. Chữa nôn ra máu: Lá dâu cuối mùa, sao vàng sắc uống. Ngày uống 12-16g.
- 2. Mụn nhọt lâu ngày không liền miệng: Lá dâu sao vàng tán nhỏ, rắc vào mụn đã rữa sạch.
- 3. Chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, trừ đờm, cao huyết áp, làm cho sáng mắt: Liều dùng 16-18g dưới dạng thuốc sắc.
Tài liệu tham khảo:
1. Dược điển Việt Nam V;
2. Cây thuốc và vị thuốc dùng làm thuốc – Đỗ Tất Lợi;
3. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi;
4. Mô tả cảm quan: Tiêu chuẩn cơ sở vị thuốc tại BV Y học cổ truyền.
Be the first to review “Lá dâu (Tang diệp)”