Tên vị thuốc: Tần giao
Tên khoa học: Radix Gentianae macrophyllae
Tên gọi khác: tần cửu, tần qua, thanh táo, thuốc trặc, trường sơn cây
Họ: Long đờm (Gentianaceae).
Bộ phận dùng: Rễ
Dạng bào chế: Thái phiến, sấy khô
Mô tả cảm quan: Rễ cắt khúc, hình trụ hoặc không xác định, dài 3 – 8 cm, đường kính 0,5 – 5 cm, vỏ ngoài nhăn nheo, nhiều nếp nhăn dọc, xoắn, màu nâu sáng hoặc nâu vàng, lõi màu nâu sáng, thể chất cứng giòn, dễ bẻ gãy, mùi đặc trưng, vị đắng.
Tính vị quy kinh: Khô, bình. Vào các kinh vị, đại tràng, can, đờm.
Công năng, chủ trị: Trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, ngừng tè đau. Chủ trị: Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cảm tích phát sốt.
Cách dùng – Liều dùng: Ngày dùng từ 6g đến 9g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác
Kiêng kỵ – Thận trọng:
Bài thuốc thường dùng:
- Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm. Rễ thanh táo, Miết giáp, Địa cốt bì, Sài bồ, mỗi vị 10g, Đương quy, Tri mẫu, mỗi vị 5g, Thanh cao, Ô mai, mỗi vị 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Tài liệu tham khảo:
1. Dược điển Việt Nam V;
2. Cây thuốc và vị thuốc dùng làm thuốc – Đỗ Tất Lợi;
3. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi;
4. Mô tả cảm quan: Tiêu chuẩn cơ sở vị thuốc tại BV Y học cổ truyền.
Add a review