Tên vị thuốc: Bạch linh (Phục linh, Bạch phục linh)
Tên khoa học: Poria
Tên gọi khác: Phục linh. Bạch phục linh
Họ: Nấm lỗ (Polyporaceae)
Bộ phận dùng: Thể quả nấm
Dạng bào chế: Thái phiến, sấy khô
Mô tả cảm quan: Vị thuốc được cắt hình lập phương hoặc hình khối không đều, màu trắng đục, hồng nhạt hoặc nâu nhạt. Thể chất cứng chắc, nhiều tinh bột, không mùi, vị nhạt.
Tính vị quy kinh: Cam, đạm, binh. Quy vào kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị
Công năng, chủ trị: Lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ hòa trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thủy thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả
Cách dùng – Liều dùng: Ngày dùng từ 9g đến 15g, thường phối hợp với các vị thuốc khác
Kiêng kỵ – Thận trọng: Âm hư thẩp nhiệt không nên dùng
Bài thuốc thường dùng:
- 1. Chữa bệnh thủy thũng: Phục linh 10g, Mộc thông 5g, Tang bạch bì 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
- 2. Đơn thuốc chữa phù thũng, sợ hãi: Phục linh 8g, Cam thảo 3g, Quế chi 4g, Sinh khương 3g, nước 400ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
- 3. Chữa vết đen trên mặt: Tán bột phục linh mà bôi.
- 4. Chữa tim yếu hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yên, hay quên, mất trí, tinh thần suy nhược, ăn uống kém, rũ mỏi: Phục linh, Đảng sâm, Liên nhục, Long nhãn, Đại táo, mỗi vị 16g; Táo nhân sao, Viễn chí, Thạch xương bồ, mỗi vị 8g. Sắc uống hay tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 10-20g.
- 5. Chữa phù thũng mắt, mặt, chân tay phù, bụng trứng: Vỏ Phục linh, Trần bì, vỏ quả Cau, vỏ rễ Dâu, vỏ Gừng sống, mỗi vị 15-20g hoặc thêm vỏ cây Dướng, Mộc thông bằng các vị trên cùng sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Tài liệu tham khảo:
1. Dược điển Việt Nam V;
2. Cây thuốc và vị thuốc dùng làm thuốc – Đỗ Tất Lợi;
3. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi;
4. Mô tả cảm quan: Tiêu chuẩn cơ sở vị thuốc tại BV Y học cổ truyền.
Add a review