Tên vị thuốc: Xuyên khung
Tên khoa học: Rhizoma Ligustici wallichii
Tên gọi khác:
Họ: Hoa tán (Apiaceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ
Dạng bào chế: Chích rượu
Mô tả cảm quan: Xuyên khung đã chế biến có hình khối không rõ, chia thùy, màu nâu hoặc nâu vàng, thể chất cứng chắc, có mùi thơm nồng đặc trưng, vị cay.
Tính vị quy kinh: Tân, ôn. Vào các kinh can, đờm, tâm bào.
Công năng, chủ trị: Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mòi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.
Cách dùng – Liều dùng: Ngày dùng từ 6g đến 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.
Kiêng kỵ – Thận trọng: Người âm hư hỏa vượng không nên dùng. Không dùng độc vị. Dùng lâu có thể bị chưng hay quên, kém trí nhớ (theo Võ Văn Chi).
Bài thuốc thường dùng:
- 1. Thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt: Xuyên khung 3g, Tế tân 2g, Hương phụ 3g, nước 300ml, sắc còn 100ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
- 2. Đơn thuốc chữa thiên đầu thống, ngạt mũi, mắt mờ: Xuyên khung 12g, Kinh giới 12g, Bạc hà 24g, Phòng phong 4g, Tế tân 3g, Khương hoạt 6g, Bạch chỉ 6g. Các vị trên tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lân fuoonsg 6g bột, dùng nước chè mà chiêu thuốc.
- 3. Độc hoạt xuyên khung tán chữa thiên đầu thống, phụ nữ sau khi đẻ nhức đầu: Xuyên khung tán nhỏ. Dùng nước chè chiêu thuốc. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4-6g.
- 4. Chữa phụ nữ hành kinh đau bụng, kinh chậm kỳ, màu sắc nhạt và sau khi sinh đau dạ con: Xuyên khung, Đương quy đều 10g, sắc uống.
- 5. Chữa phong thấp viêm khớp phát sốt ớn lạnh, đau nhức: Xuyên khung, Bạch chỉ, Ngưu tất đều 12g, Hoàng đằng 8g, sắc uống.
Tài liệu tham khảo:
1. Dược điển Việt Nam V;
2. Cây thuốc và vị thuốc dùng làm thuốc – Đỗ Tất Lợi;
3. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi;
4. Mô tả cảm quan: Tiêu chuẩn cơ sở vị thuốc tại BV Y học cổ truyền.
Add a review