Đại tần giao viên bao phim là sản phẩm phát triển từ bài thuốc cổ phương “Đại tần giao thang” phối hợp với nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ trong Đông y. Sản phẩm Đại tần giao viên bao phim chứa thành phần gồm 16 loại dược liệu quý (tần giao, phục linh, hoàng cầm, thục địa, đương quy, bạch truật, cam thảo, sinh địa, tế tân, thạch cao, khương hoạt, bạch chỉ, độc hoạt, xuyên khung, bạch thược, phòng phong) được lựa chọn kỹ lưỡng. Mỗi viên thuốc Đại tần giao viên bao phim đều được bào chế trên dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP mà vẫn bảo tồn tinh hoa theo các nguyên tắc của y học cổ truyền. Trải qua quá trình bào chế cẩn thận, dược liệu được chế thành vị thuốc. Sau đó vị thuốc được chiết xuất và cô đặc thành cao trong dây chuyền khép kín để đảm bảo thuốc không bị nhiễm khuẩn và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Dạng bào chế viên bao phim từ cao đặc giúp thuốc dễ dàng hấp thu qua đường uống và tối ưu tác dụng của thuốc trên cơ thể.
Không chỉ là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỗi viên thuốc Đại tần giao viên bao phim còn là sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả và tiện lợi. Với dạng viên nén bao phim việc uống thuốc không cần phải lo lắng về hương vị hay cảm giác đắng khó chịu. Bên cạnh việc sử dụng thuốc trở nên dễ dàng, Đại tần giao viên bao phim còn tạo ra sự tiện lợi khi thuốc dễ dàng bảo quản và mang theo để uống mỗi khi cần thiết.
Đại tần giao viên bao phim – Sức khỏe từ tự nhiên, tiện lợi từ công nghệ.
Thành phần thuốc Đại tần giao viên bao phim
Viên bao phim Đại tần giao chứa 4 nhóm tác dụng trong cùng 1 sản phẩm: hoạt huyết, giảm đau, kháng viêm, dưỡng huyết. Thuốc dùng cho những trường hợp liệt nửa người, liệt mặt, viêm thần kinh ngoại biên, tê bì, hội chứng chèn ép rễ thần kinh (đau cổ vai gáy, đau thần kinh tọa,…); thoát vị đĩa đệm cột sống; đau mỏi cơ, đau xương khớp.
Với thành phần có nguồn gốc an toàn, lành tính, Đại Tần Giao viên bao phim sở hữu một số ưu điểm nổi bật là hầu như không gây ra tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày. Có thể nói, khi người bệnh sử dụng trong thời gian dài thì Đại Tần Giao viên bao phim mang lại hiệu quả kéo dài, bền vững cho người bệnh.
Tuy nhiên, việc sử dụng Viên bao phim Đại tần giao để chữa bệnh đạt hiệu quả cao đòi hỏi sự kiên nhẫn trong thời gian dài, đồng thời việc tư vấn từ các bác sỹ y học cổ truyền là không thể thiếu. Bác sỹ sẽ giúp bạn không chỉ chẩn đoán bệnh một cách chính xác mà còn chỉ định liệu pháp phù hợp nhất để việc sử dụng Viên bao phim Đại tần giao mang lại sự an toàn và hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đỗ Tất Lợi (2011), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản thời đại.
- Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam – Tái bản lần thứ hai, Nhà xuất bản Y học
- Rojas A. et al. (2000), “Smooth muscle relaxing activity of gentiopicrosid isolated from Gentiana spathacea”, Planta medica. 66 (08), pp. 765-767.
- Jia N. et al. (2012), “Comparison of the anti-inflammatory and analgesic effects of Gentiana macrophylla Pall. and Gentiana straminea Maxim., and identification of their active constituents”, Journal of Ethnopharmacology. 144 (3), pp. 638-645.
- Yasukawa K. et al. (1998), “3β-p-Hydroxybenzoyldehydrotumulosic acid from Poria cocos, and its anti-inflammatory effect”, Phytochemistry. 48 (8), pp. 1357-1360.
- Chang W.-T. et al. (2011), “Traditional processing strongly affects metabolite composition by hydrolysis in Rehmannia glutinosa roots”, Chemical and pharmaceutical bulletin. 59 (5), pp. 546-552.
- Lin H.-C. et al. (2004), Pharmaceutical composition for enhancing immunity, and extract of Poria, Google Patents.
- Spelman K. et al. (2006), “Modulation of cytokine expression by traditional medicines: a review of herbal immunomodulators”, Alternative medicine review. 11 (2), pp. 128.
- Yoon S.-B. et al. (2009), “Anti-inflammatory effects of Scutellaria baicalensis water extract on LPS-activated RAW 264.7 macrophages”, Journal of Ethno’pharmacology. 125 (2), pp. 286-290.
- Jung J. W. et al. (2004), “The anxiolytic-like effects of Scutellaria baicalensis using elevated plus-maze in rats”, Korean Journal of Pharmacognosy. 35 (1), pp. 22-27.
- Jung H.-S. et al. (2012), “Antiallergic effects of Scutellaria baicalensis on inflammation in vivo and in vitro”, Journal of Ethnopharmacology. 141 (1), pp. 345-349.
- Yuan Y. et al. (1992), “Studies of Rehmannia glutinosa Libosch. f. hueichingensis as a blood tonic”, Zhongguo Zhong yao za zhi= Zhongguo zhongyao zazhi= China journal of Chinese materia medica. 17 (6), pp. 366-368, insid backcover.
- Liang A. et al. (1999), “A study on hemostatic and immunological actions of fresh and dry Dihuang”, Zhongguo Zhong yao za zhi= Zhongguo zhongyao zazhi= China journal of Chinese materia medica. 24 (11), pp. 663-666, 702.
- Huang Y. et al. (2013), “Immunoenhancement effect of rehmannia glutinosa polysaccharide on lymphocyte proliferation and dendritic cell”, Carbohydrate polymers. 96 (2), pp. 516-521.
- Zhang X. et al. (2008), “Further pharmacological evidence of the neuroprotective effect of catalpol from Rehmannia glutinosa”, Phytomedicine. 15 (6-7), pp. 484-490.
- Lee K. et al. (2012), “Effects of Angelica acutiloba on mast cell-mediated allergic reactions in vitro and in vivo”, Immunopharmacology and immunotoxicology. 34 (4), pp. 571-577.
- Hatano R. et al. (2004), “Water-soluble extracts from Angelica acutiloba Kitagawa enhance hematopoiesis by activating immature erythroid cells in mice with 5-fluorouracil-induced anemia”, Experimental hematology. 32 (10), pp. 918-924.
- Song H.-P. et al. (2014), “Atractylodes macrocephala Koidz promotes intestinal epithelial restitution via the polyamine—Voltage-gated K+ channel pathway”, Journal of ethnopharmacology. 152 (1), pp. 163-172.
- Damle M. (2014), “Glycyrrhiza glabra (Liquorice)-a potent medicinal herb”, International Journal of Herbal Medicine. 2 (2), pp. 132-136.
- Li Z. et al. (2017), “Identification of bioactive compounds in Shaoyao-Gancao decoction using beta2-adrenoceptor affinity chromatography”, J Sep Sci. 40 (12), pp. 2558-2564.
- Zhang W. et al. (2014), “Protective effect of Asarum extract in rats with adjuvant arthritis”, Experimental and therapeutic medicine. 8 (5), pp. 1638-1642.
- Kim S.-J. et al. (2003), “Mechanism of anti-nociceptive effects of Asarum sieboldii Miq. radix: potential role of bradykinin, histamine and opioid receptor-mediated pathways”, Journal of ethnopharmacology. 88 (1), pp. 5-9.
- Ikarashi N. et al. (2012), “Gypsum fibrosum and its major component CaSO4 increase cutaneous aquaporin-3 expression levels”, Journal of Ethnopharmacology. 139 (2), pp. 409-413.
- OKUYAMA E. et al. (1993), “Analgesic component of Notopterygium incisum Ting”, Chemical and pharmaceutical bulletin. 41 (5), pp. 926-929.
- Kim S.-J. et al. (2010), “Synergistic Effect of Notopterygium incisum with Clematis manshurica in the Anti-inflammatory Activity”, The Korea Journal of Herbology. 25 (4), pp. 11-16.
- Junbo X. et al. (2012), “Study on Analgesic Effect of Ethanol Extract of Radix Angelicae dahuricae [J]”, Chinese Wild Plant Resources.
- Prieto J. M. et al. (2003), “Influence of traditional Chinese anti-inflammatory medicinal plants on leukocyte and platelet functions”, Journal of pharmacy and pharmacology. 55 (9), pp. 1275-1282.
- Song J. et al. (2006), “Study on Analgesia and Anti‐inflammatory Effects of Three Breeds of Radix Angelicae Pubescentis from Gansu Province”, Research and Practice on Chinese Medicines. 1.
- LIU C. et al. (2015), “Study on Therapeutic Effect of Notopterygium Incisum Angelica Pubescens and Pair of Them on Adjuvant Arthritis”, Journal of Liaoning University of Traditional Chinese Medicine(12), pp. 8.
- Ozaki Y. (1992), “Antiinflammatory effect of tetramethylpyrazine and ferulic acid”, Chemical and pharmaceutical bulletin. 40 (4), pp. 954-956.
- Park H.-S. et al. (2007), “Antimicrobial activities against oral microbes and growth-inhibitory effect on oral tumor cell by extract of Paeonia lactiflora”, Journal of Environmental Health Sciences. 33 (1), pp. 21-29.
- Zhang W. et al. (2012), “Mechanisms involved in the therapeutic effects of Paeonia lactiflora Pallas in rheumatoid arthritis”, International immunopharmacology. 14 (1), pp. 27-31.
- He D.-Y. et al. (2011), “Anti-inflammatory and immunomodulatory effects of Paeonia lactiflora Pall., a traditional Chinese herbal medicine”, Frontiers in pharmacology. 2, pp. 10.
- Chun J. M. et al. (2016), “Anti-inflammatory and antiosteoarthritis effects of saposhnikovia divaricata ethanol extract: in vitro and in vivo studies”, Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2016.
- Okuyama E. et al. (2001), “Analgesic components of saposhnikovia root (Saposhnikovia divaricata)”, Chemical and pharmaceutical bulletin. 49 (2), pp. 154-160.
Tác giả: ThS. DS Nguyễn Kim Ngân, DS. Lê Thị Hồng Hà
[Nguồn: Khoa Dược – BV YHCT]