Tên vị thuốc: Khương hoạt
Tên khoa học: Rhizoma et Radix Notopterygii
Tên gọi khác: Xuyên khương, trúc tiết khương
Họ: Hoa tán (Apiaceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ
Dạng bào chế: Sao vàng
Mô tả cảm quan: Những phiến có vỏ ngoài nhăn nheo, màu nâu vàng đến nâu đen, lõi màu vàng nâu, thể chất xơ, dai, mùi thơm hắc, vị đắng và cay.
Tính vị quy kinh: Tân, khổ, ôn. Vào các kinh bàng quang, can, thận.
Công năng, chủ trị: Tán phong hàn giải biẻu, trừ phong thấp, chỉ thống. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn (mình đau không có mồ hôi), phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ờ nửa người trên.
Cách dùng – Liều dùng: Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ – Thận trọng: Chứng thực nhiệt, hư nhiệt không nên dùng. Theo sách cổ: những người huyết hư không phải chứng phong hàn thực tà chớ dùng.
Bài thuốc thường dùng:
- 1. Chữa người có thai bị phù thũng: Khương hoạt, La bặc tử, hai vị sao thơm, tán nhỏ; mỗi lần uống 6 đến 8g. Ngày thứ 1 uống 1 lần, ngày thứ 2 uống 2 lần, ngày thứ 3 uống 3 lần là đủ. Dùng rượu hâm nóng lên mà chiêu thuốc.
- 2. Chữa cảm nói ngọng, chân tay co quắp, tê dại mất tiếng: Khương hoạt tán nhỏ, mỗi lần cho uống 8 đến 12g, dùng rượu chiêu thuốc.
Tài liệu tham khảo:
1. Dược điển Việt Nam V;
2. Cây thuốc và vị thuốc dùng làm thuốc – Đỗ Tất Lợi;
3. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi;
4. Mô tả cảm quan: Tiêu chuẩn cơ sở vị thuốc tại BV Y học cổ truyền.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “Khương hoạt”