Tên vị thuốc: Đào nhân
Tên khoa học: Semen Pruni
Tên gọi khác:
Họ: Hoa hồng (Rosaceae)
Bộ phận dùng: Hạt
Dạng bào chế: Sao vàng
Mô tả cảm quan: Hạt hình trứng dẹt, dài 0,8 – 1,5 cm, rộng 0,5 – 1 cm, một đầu nhọn một đầu tròn, vỏ hạt mỏng màu nâu vàng đến nâu đỏ, nhiều vân dọc, lõi màu trắng ngà đến trắng vàng, có tinh bột, nhiều chất dầu. Thể chất cứng, dễ bẻ, mùi thơm đặc trưng, vị đắng nhẹ, ngậy bùi.
Tính vị quy kinh: Khô, cam, bình. Vào các kinh tâm, can.
Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón. Theo Võ Văn Chi: Đào nhân có tác dụng phá huyết, thông kinh, thông tiện, giáng áp, chỉ khái. Ức chế sự dông máu, chống dị ứng, chống viêm.
Cách dùng – Liều dùng: Ngày dùng từ 4,5g đến 9g. Dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ – Thận trọng: Có thai không nên dùng. Có ứ trệ không nên dùng.
Bài thuốc thường dùng:
- 1. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng máu: Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất, Tô mộc, Mần tưới, Nghệ vàng, mỗi vị 8-15g sắc uống.
- 2. Chữa bí dại tiện: Dùng Đào nhân 40g luộc ăn lúc đói.
- 3. Chữa bại liệt nửa người: Lấy 2000 nhân quả Đào đã bóc vỏ vào vào 1,5 lít rượu để ngâm 21 ngày, với nhân Đào đem phơi khô sấy giòn, tná nhỏ mịn, trộn với nước cháo cho vừa dẻo làm viên to bằng hạt đậu đen, mỗi ngày uống 30 viên với một thìa rượu ngâm nước của nó.
- 4. Chữa đau vùng tim đột ngột: Lấy 30g nhân hạt Đào bóc vỏ giã nhừ, cho vào một chén nước đun kỹ uống 3 lần.
Tài liệu tham khảo:
1. Dược điển Việt Nam V;
2. Cây thuốc và vị thuốc dùng làm thuốc – Đỗ Tất Lợi;
3. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi;
4. Mô tả cảm quan: Tiêu chuẩn cơ sở vị thuốc tại BV Y học cổ truyền.
Hãy là người đầu tiên đánh giá “Đào nhân”